ALEXANDRITE

Alexandrite là một trong những loại hiếm nhất trong số tất cả các loại đá quý có màu hiện nay. Đặc biệt hơn, nó là một trong số loạt đá quý thay đổi màu sắc rất hiếm thuộc họ Chrysoberyl (Cyclosilicate Silicat Vòng).

Alexandrite được nhiều người yêu thích nhờ khả năng tự đổi màu, nó có màu xanh lá hoặc xanh lá có nhiễm xanh dương dưới ánh sáng ban ngày, còn dưới ánh sáng nhân tạo nó lại có màu đỏ nhạt, đỏ hơi tía hoặc đỏ dâu. Alexandrite là một loại khoáng vật cực hiếm có khả năng biến đổi màu sắc. Dưới ánh sáng mặt trời, Alexandrite mang màu sắc của ngọc lục bảo (Emerald) và dưới ánh sáng đèn điện thì nó mang màu sắc của đá Ruby. Theo khoa học, Alexandrite về cơ bản là một loại đá thuộc nhóm đá chrysoberyl (khoáng vật nhôm beryl). Nhóm đá này bao gồm các khoáng chất chrysoberyl không màu hoặc có màu vàng suốt, chrysoberyl mắt mèo và khoáng vật Alexandrite đổi màu. Đá Alexandrite có khả năng đổi màu là do ngoài sắt và titan, nó còn có thêm phần lớn chrom tinh khiết. Alexandrite xuất hiện cách đây hàng triệu năm khi môi trường đất đá bị biến dạng, trong điều kiện địa lý và hóa học đặc biệt. Trong điều kiện đặc biệt, hai nguyên tố beryllium(nguyên tố chiếm đa số trong chrysoberyl ) và chromium (nguyên tố gây đổi màu trong Alexandrite) kết hợp lại với nhau nhưng lại thiếu đi nguyên tố silica (nguyên tố phổ biến thứ hai trên bề mặt trái đất) hình thành Alexandrite.

1. Lịch Sử:

Lịch sử của đá alexandrite đã gây tranh cãi trong giới ngọc học, chúng được phát hiện từ thời Đế quốc Nga. Người ta nói rằng đá được đặt tên theo tên Sa hoàng Nga Alexander II (1818 – 1881). nhưng chúng được phát hiện bởi một chuyên gia khoáng vật học người Pháp Nils Gustaf Nordenskiöld (1792-1866). Khi Nordenskiöld lần đầu tiên phát hiện alexandrite vào năm 1834, ban đầu đã được cho là một loại Ngọc lục bảo bởi vì nó đã được phát hiện trong hầm mỏ Ngọc lục bảo nằm trong khu vực Ural của Nga, gần sông Tokovaya. Mẫu vật sau đó được xác định thuộc loại mang Crom, thay đổi màu sắc thuộc họ Chrysoberyl. Truyền thuyết cho rằng sự phát hiện của alexandrite được thực hiện vào ngày các Sa hoàng tương lai của Nga đến tuổi trưởng thành. Loại đá thay đổi màu đỏ và màu xanh lá cây là được tuyên bố chính thức là đá quý của Đế chế Sa hoàng Nga.

Hiện tượng thay đổi màu sắc nhìn thấy được trong đá alexandrite được gọi là “hiệu ứng alexandrite”. Sự thay đổi màu sắc có thể được quan sát trong những điều kiện ánh sáng nhất định, thường là giữa ánh sáng ban ngày và ánh sáng đèn sợi đốt. Alexandrite là một đá quý có tính đa sắc rất mạnh. Nó có thể hiển thị màu sắc xanh, đỏ, cam và vàng ngọc lục bảo tùy thuộc vào góc nhìn vào viên đá. Các thuộc tính đa sắc của alexandrite là hoàn toàn độc lập với khả năng thay đổi màu sắc độc đáo của nó. Thông thường, alexandrite có màu ngọc lục bảo-xanh lá cây vào ban ngày, và màu quả mâm xôi-đỏ dưới ánh sáng đèn dây tóc. Alexandrite cũng có thể xuất hiện với màu sắc hơi vàng và màu hồng, và mẫu đá cực kỳ quý hiếm là chatoyancy (mắt mèo) hiệu ứng khi mài cắt kiểu en cabochon. Sự thay đổi màu “hiệu ứng alexandrite “ là kết quả của sự hấp thụ rất mạnh bước sóng ánh sáng màu vàng và màu xanh trong dải quang phổ màu sắc.

2. Cách Xác Định Đá Alexandrite:

Hầu hết đá quý thuộc họ Chrysoberyl được tạo màu là bởi có chứa sắt, nhưng màu sắc của Alexandrite là kết quả của các dấu vết Chrom có trong cấu trúc tinh thể. Thông qua phân tích quang phổ và thử nghiệm, Alexandrite hoàn toàn có thể phân biệt dễ dàng với các loại đá tương tự khác. Các mẫu đá thông thường của họ Chrysoberyl cũng có thể chứa Chrom, nhưng nếu chúng không biểu lộ khả năng thay đổi màu sắc, chúng chỉ được xác định là Chrysoberyl và không phải là Alexandrite.

3. Xuất Sứ Và Nguồn Gốc:

Nguồn gốc đầu tiên của Alexandrite là tại khu vực Ural của Nga, nhưng những mỏ ở đây từ lâu đã cạn kiệt. Trong một thời gian khá là dài các mỏ ở khu vực Ural được cho là nguồn cấp duy nhất của loại đá alexandrite cỡ lớn, đặc biệt là các viên đá có trọng lượng 5 carat trở lên. Nhưng gần đây vào năm 1987, có những viên đá lớn hơn được phát hiện ở Minas Gerais, Brazil. Các nguồn khác cho alexandrite bao gồm Myanmar (Miến Điện), Sri Lanka, Tanzania, Ấn Độ (Andhra Pradesh) và Madagascar.

4. Xác Định Giá Trị Alexandrite:

4.1. Màu Sắc:

Màu xanh có trong Alexandrite là kết quả của các phân tử Chrome có trong cấu trúc mạng tinh thể. Chrome là nguyên tố tạo nên (và là đặc trưng) màu xanh lá cây trong đá Ngọc lục bảo (Emerald), loại đá bích ngọc (beryl) quý hiếm màu xanh lục. Alexandrite tìm thấy ở Sri Lanka (Tích Lan) thay đổi màu từ màu khaki (màu tông vàng be như quần kaki) đến nâu. Alexandrite nguồn gốc Zimbabwe thường ít có đặc tính đổi màu và chúng thường có màu tối hơn với sắc thái màu tím. Alexandrite nguồn gốc Tanzania có xu hướng tông màu nhẹ nhàng hơn và sở hữu mức thay đổi màu sắc từ vừa phải cho đến tốt. Alexandrite nguồn gốc Brazil được biết đến với độ bão hòa màu cao và thể hiện thay đổi từ màu xanh lam đến ánh hơi tím. Các viên đá Alexandrite hấp dẫn, giá trị nhất có màu sắc tinh khiết và khả năng thay đổi màu sắc mạnh mẽ.

4.2. Mức Độ Trong Suốt Và Khúc Xạ:

Đá Alexandrite thường có độ trong rõ nét sau khi cắt mài và đánh bóng, chúng sẽ cho thấy độ sáng ánh pha lê. Alexandrite thô có thể dao động từ trong suốt đến mờ đục. Alexandrite loại cao cấp được coi là có giá trị hơn so với sapphire xanh lam, Ngọc lục bảo và Hồng ngọc. Đặc biệt Alexandrite với trọng lượng từ 1 carat trở lên thì rất có giá trị. Sri Lanka được biết đến là nơi cung cấp Alexandrites trong và rất ít khi phát hiện ra lẫn tạp (thể vùi).

4.3. Hình Khối Chế Tác:

Alexandrite rất hiếm khi được tìm thấy trong các kích cỡ lớn. Bất kỳ viên Alexandrite nào nặng hơn 3 carat là được coi là cực kỳ hiếm. Viên Alexandrite lớn nhất đã được mài cắt nặng 66 carat và hiện đang lưu giữ ở Viện bảo tàng Smithsonian, Washington DC. Alexandrite thường được mài cắt trong các hình dạng truyền thống như hình bầu dục, tròn, trái lê, hạt thóc/ bầu dục (marquise) và đệm (cushion). Tuy nhiên chúng cũng được chế tác theo các hình dạng thời trang như hình trái tim hay thiên niên kỷ (trillion). Chúng ít khi được cắt mài kiểu en Cabochon, trừ khi chúng có những đặc tính chatoyant (lấp lánh kiểu mắt mèo).

Hầu hết những viên đá quý alexandrite chỉ có thể tìm được ở tiệm trang sức đã kinh doanh lâu năm, bởi vì chất liệu mới cực kỳ hiếm. Nhiều thiết kế trang sức kiểu thời Nữ hoàng Anh Victoria mang đặc trưng là gắn đá alexandrite, nhưng hầu hết chúng là những viên nhỏ. Các thiết kế trang sức Nga cổ nổi tiếng vì sử dụng một số viên alexandrite lớn nhất được biết tới. Alexandrite là loại đá cứng và bền, nên chúng lý tưởng đối với bất kỳ thiết kế trang sức nào, chẳng hạn; nhẫn, bông tai, mặt dây chuyền, trâm cài, ghim. Vì chúng thường nhỏ và đắt tiền, đá alexandrite hay được thiết đặt và sử dụng làm những viên đá nhấn hơn là gắn làm đá trung tâm trong món trang sức. Alexandrite tuyệt hảo cho các thiết kế trang sức dạng vòng cũng như những kiểu nhẫn trường sinh và nhẫn đeo vào dịp kỷ niệm. Đối với những ai đủ phúc để kỷ niệm dịp cưới 55 năm, alexandrite là đá chính thức để trao trong dịp kỷ niệm đáng nhớ này. Tốt nhất là hãy chọn alexandrite cùng một lô, bởi vì chúng được dùng chủ yếu cho những thiết kế trang sức cụ thể đòi hỏi gắn nhiều viên đá có cùng cỡ.

5. Xử Lý Tăng Thẩm Mỹ:

Đá Alexandrite thường không cần xử lý tăng cường. Tuy nhiên, trên thị trường đá Alexandrite giả không phải là hiếm gặp. Thỉnh thoảng, người ta gặp đá alexandrite có thể được nhuộm hoặc phủ dầu, nhưng điều này không phải là phổ biến. Nhiều đá alexandrite là đá tổng hợp (được phát triển-trong phòng thí nghiệm), và những viên khác là đá tự nhiên tương tự như alexandrite, gồm garnet, sapphire hay spinel đổi màu. Nhiều đá alexandrite do phòng thí nghiệm phát triển thực sự là corundum (ruby / sapphire) đã được tẩm hoặc truyền với một trong hai nguyên tố hoặc crom hoặc vanadium để cấp màu. Chi phí để tạo thành alexandrite tổng hợp là rất đắt đỏ, vì vậy ngay cả đá do phòng thí nghiệm tổng hợp cũng rất cao giá. Alexandrite tổng hợp đã có trên thị trường từ những năm 1960.

6. Các Loại Đá Tương Tự Alexandrite:

Alexandrite là loại đá hiếm có với hiệu ứng thay đổi màu sắc, bởi chúng là Chrysoberyl có chứa Chrome. Có một vài loại Chrysoberyl khác; và hầu hết chúng được phân loại theo tính chất quang học, chẳng hạn như màu sắc, hiệu ứng thay đổi màu sắc và hiệu ứng mắt mèo. Một số loại đá quý thường bị nhầm lẫn hoặc được sử dụng mô phỏng Alexandrite, chẳng hạn như Ngọc hồng lựu đổi màu, spinel đổi màu và sapphire đổi màu. Tuy vậy không có loại nào trong số chúng là thực sự giống Alexandrite hoặc Chrysoberyl.

7. Bảo Quản Và Làm Sạch:

Alexandrite và Chrysoberyl nói chung là rất bền và phù hợp để đeo/ mang hàng ngày. Mặc dù vậy, chăm sóc chúng đúng cách vẫn là điều rất quan trọng. Alexandrite có thể dễ dàng được làm sạch bằng xà phòng nhẹ và nước ấm hoặc nước sinh hoạt (nước ở mức nhiệt độ phòng). Alexandrite có thể được làm sạch bằng một miếng vải mềm hoặc bàn chải đánh răng lông mềm. Bạn hãy chắc chắn tránh, không nên dùng bất kỳ loại hóa chất mạnh hoặc thuốc tẩy nào khi làm sạch đá Alexandrite và đảm bảo xả nước rửa sạch để loại bỏ tất cả dư lượng xà phòng dính trên bề mặt đá.

Alexandrite là đủ bền để được bạn làm sạch bằng thiết bị vệ sinh dùng sóng siêu âm hoặc hơi nước, nhưng bạn luôn luôn cần phải để ý nếu sử dụng các phương pháp này. Luôn tháo Alexandrite và đồ trang sức ra trước khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất, công việc nhà cửa nào. Khi tháo đồ trang sức, điều quan trọng là không nắm vào đá để kéo, bởi vì làm như vậy có thể làm yếu đi các ngàm kim loại ngậm giữ đá và cuối cùng dẫn đến có thể bị rơi viên đá ra khỏi món trang sức. Alexandrite cứng hơn so với hầu hết các loại đá quý khác, có nghĩa là nó có thể dễ dàng làm xước các loại đá mềm hơn như thạch anh, tourmaline, zircon và spinel. Vì vậy, bạn hãy bọc nó vào một miếng vải mềm và khi lưu giữ hãy đặt nó riêng ra với các loại đá khác.