AMETHYST ( THẠCH ANH TÍM )

Amethyst là biến thể có giá trị sử dụng và giá trị thương mại cao nhất trong nhóm thạch anh. Các loại thạch anh có màu tím tới tím phớt hồng được gọi là Amethyst, từ Amethyst xuất phát từ chữ Hy Lạp amethystos có nghĩa là không say bởi vì ngày xưa người Hy Lạp tin rằng khi uống rượu bằng cốc làm từ Amethyst thì sẽ chống được độc tố và không bao giò bị say.

Amethyst hay còn gọi là Nọc Tím và Tử Ngọc là một loại thạch anh màu tím, thường được sử dụng làm đồ trang sức. Amethyst là biến thể có giá trị sử dụng và giá trị thương mại cao nhất trong nhóm thạch anh. Các loại thạch anh có màu tím tới tím phớt hồng được gọi là ametit, từ Amethyst xuất phát từ chữ Hy Lạp amethystos có nghĩa là không say bởi vì ngày xưa người Hy Lạp tin rằng khi uống rượu bằng cốc làm từ Amethyst thì sẽ chống được độc tố và không bao giò bị say. Trong Thần thoại La Mã, Bacchus, vị thần say rượu theo đuổi một thiếu nữ có tên là Amethystos nhưng nàng đã từ chối tình cảm của ông. Amethystos van xin các vị thần để giữ gìn sự trong trắng, thì một nữ thần tên là Diana xuất hiện và biến cô thành một viên đá màu trắng. Tức giận vì ý định bảo vệ sự trong trắng của Amethystos Bacchus đổ rượu vào viên đá làm nó đổi thành viên pha lê màu đỏ tía. Một phiên bản khác cho rằng nữ thần Rhea tặng Dionysus viên đá ametit để giữ gìn sự đúng mực của người uống rượu.

Tính Chất Hóa Học:

Amethyst là loại thạch anh màu tím ánh hồng nhạt đến tía sẫm, có công thức hóa học là SiO2. Amethyst có thể thể hiện một hoặc cả hai màu thứ cấp là đỏ hoặc xanh lam. Trong thế kỷ 20, màu của Amethyst được coi là do sự có mặt của mangan. Tuy nhiên, do màu của nó có thể bị thay đổi hoàn toàn thậm chí mất màu khi nung. Vì vậy, người ta nghĩ rằng nó có nguồn gốc từ các chất hữu cơ. Thyocyanat sắt III được cho là có mặt trong Amethyst và lưu huỳnh cũng được tìm thấy trong khoáng vật này. Các công trình gần đây cho thấy màu của Amethyst là do có lẫn tạp chất sắt III Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy sự tương tác phức tạp của sắt và nhôm sẽ tạo nên màu.

Khi nung nóng Amethyst thường chuyển thành màu vàng, và hầu hết là citrine, cairngorm của ngành kim hoàn đá quý được coi đơn giản chỉ là “Amethyst Được Gia Nhiệt”. Thạch Anh Tím có xu hướng bị mất màu khi bị lộ ra mặt đất. Amethyst tổng hợp rất giống với amethyst chất lượng cao. Các đặc điểm hóa học và vật lý đều rất giống với amethyst tự nhiên nên rất khó phân biệt một cách chính xác trừ khi dùng những thử nghiệm đá quý học cao cấp tốn kém. Thử nghiệm dựa trên quy luật sinh đôi tên “Brazil Law Twinning” (một dạng của thạch anh sinh đôi, khi đó cấu trúc thạch anh phải và trái được liên kết tạo thành một tinh thể duy nhất được sử dụng để xác định ametit tổng hợp sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên về mặc lý thuyết, người ta có thể tạo ra vật liệu tổng hợp này nhưng khó mà tạo ra được với số lượng lớn để cung cấp cho thị trường.

Cấu Tạo:

Amethyst được cấu tạo bởi sự chồng xếp so le bất quy tắc của thạch anh phải (Thạch Anh Anpha) và trái (Thạch Anh Beta), nên cấu trúc này có thể chịu được lực cơ học. Do có độ cứng là 7 theo thang độ cứng Mohs, amethyst thích hợp làm đồ trang sức.

Nguồn Gốc Và Phần Bố

Thạch Anh Tím thường tạo thành các tinh đám với kích thước tinh thể tương đối lớn, gặp ở dạng tinh hốc trong các mỏ có nguồn gốc aluvi. Phân bố nhiều ở Brazil, Madagasca, Miến Điện, Zambia, Bolivia, Ấn Độ, Urugoay, Canada, Mexico, Namibia, Nga, Srilanka và Hoa Kỳ. Các tinh hốc ametit thường gặp nhiều ở Brazil và Urugoay, trọng lượng nhiều khi đến vài tấn. Ở Việt Nam, Thạch Anh Tím phát hiện nhiều ở Chu Bóc (Gia Lai), núi Dinh (Vũng Tàu) và núi Tà Zon (Bình Thuận). Đặc điểm của Thạch Anh Tím các khu vực trên là chúng thường có dạng tinh thể kích thước nhỏ 2-4cm chiều dài, 1-2,5cm đường kính. Màu sắc tím nhạt và thường không đều, phần chóp thường đậm hơn so với phần chân tinh thể.

Các Loại Đá Dễ Nhầm Với Ametit:

Thạch Anh Tím dễ bị nhầm với các loại đá có màu tím như fluorit (trang), kunzit (trang), spinel (trang), topaz (trang), iolit (trang) và turmalin (trang).