CHRYSOBERYL

Khi nhìn vào viên cabochon chrysoberin mắt mèo, ta thấy một dải rực sáng phản chiếu quét ngang qua phần vòm làm cho viên đá giống y mắt của một con mèo. Cùng một họ hàng với alexandrit thay đổi màu, loại đá quý nhóm chrysoberin này là một điển hình nổi tiếng nhất về hiệu ứng mắt mèo. Người Hy Lạp cổ gọi chrysoberin mắt mèo là cymophane, nghĩa là “ánh sáng di chuyển”.Trong nhiều nền văn hóa xưa, người ta cho rằng chrysoberin mắt mèo có khả năng trị được các bệnh của mắt.

Chrysoberyl là một loại khoáng vật nhôm berili có công thức hóa học BeAl2O4. Tên chrysoberyl xuất phát từ tiếng Hy Lạp chrysos và beryllos có nghĩa là “Một Ngọn Lửa Màu Trắng Vàng”. Bất chấp sự giống nhau về tên của chúng, chrysoberyl và beryl là hai loại đá quý hoàn toàn khác nhau. Mặc dù cả hai đều chứa beryllium. Chrysoberyl là loại đá quý tự nhiên có độ cứng xếp hàng thứ 3 và nằm ở 8.5 trên thang đo độ cứng khoáng vật Mohs., giữa corundum (9) và topaz (8). Chrysoberyl nguyên thủy có màu lục vàng và trong suốt đến đục. Khi khoáng vật có màu lục nhạt đến vàng và trong suốt thì nó được dùng làm đá quý. Ba biến thể chính của chrysoberyl là: chrysoberyl lục đến vàng nguyên thủy, mắt mèo hay cymophane, và alexandrit.

Alexandrite:

Alexandrit xuất xứ từ dãy Ural, Nga có màu lục dưới ánh sáng ban ngày và đỏ dưới ánh sáng đèn dây tóc vào ban đêm. Các biến thể khác của alexandrit có thể có màu vàng hoặc hồn dưới ánh sáng ban ngày và đỏ columbine hoặc màu mâm xôi dưới ánh đèn dây tóc ban đêm.

Cymophan:

Chrysoberyl chatoyancy đục được gọi là cymophane hay mắt mèo. Từ cymophan có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp nghĩa là ‘Sóng’ và ‘Dạng’, có hiệu ứng mắt mèo. Dạng biến thể này thường chứa các hốc hoặc bao thể dạng que[5] của rutil xuất hiện theo hướng song song với trục c tạo ra hiệu ứng chatoyant thấy được dưới tia sáng đơn sắc chiếu qua tinh thể. Hiệu ứng này cũng được nhìn thấy rõ trong các quý đã gia công ở dạng cabochon vuông góc với trục c. Màu vàng chrysoberyl là do tạp chất Fe3+.

Đá mắt mèo thật sự trở nên nổi tiếng vào cuối thế kỷ 19 khi Duke of Connaught đã đưa ra chiếc nhẫn có khảm đá mắt mèo; điều này cũng đủ để làm cho loại đá này trở nên phổ biến và gia tăng giá trị của nó. Cho đến thời điểm đó, mắt mèo đã chủ yếu có mặt trong bộ sưu tập đá quý và khoáng vật. Nhu cầu tăng cao làm mở rộng các cuộc tìm kiếm nó ở Sri Lanka.